Nét bình dị của ông chủ Ao Vua

Nét bình dị của ông chủ Ao Vua

Nét bình dị của ông chủ Ao Vua

Không chỉ là chủ của công viên Vĩnh Hằng nổi tiếng, ông Nguyễn Mạnh Thản còn sở hữu 3 khu du lịch: Khu du lịch Ao Vua, khu du lịch Đầm Long tại huyện Ba Vì; khu du lịch Đảo Ngọc Xanh tại huyện Thanh Thủy – Phú Thọ nơi có nguồn khoáng nóng dồi dào. Điều đáng nói cả 3 khu du lịch đều là khu đồi núi trọc, đầm lầy hoang hóa và bãi bồi cát trắng…người dân “bó tay” không trồng được cây, cỏ nhưng bằng tâm huyết của mình nay trở thành những điểm du lịch nổi tiếng thu hút hàng trăm nghìn khách du lịch mỗi năm.

QĐND Online – Đó là niềm vui xen lẫn tự hào của ông Nguyễn Mạnh Thản – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Ao Vua – một người con của Ba Vì, nơi được coi là đất thiêng của xứ Đoài vốn là cửa ngõ của kinh thành Thăng Long xưa và nay là Thủ đô Hà Nội. Ông là người khởi xướng nhiều ý tưởng kinh doanh táo bạo như: xây dựng công viên nghĩa trang đầu tiên của cả nước- công viên Vĩnh Hằng (năm 2003); cải tạo các khu đầm lầy, bãi bồi, đồi núi trọc thành các khu du lịch tầm cỡ; phát triển du lịch gắn với lợi ích cộng đồng, tham gia nhiều các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội…

ông: Nguyễn Mạnh Thản – Chủ tịch HĐQT Tổng Giám Đốc

Từ ý tưởng kinh doanh độc đáo

Từ năm 2003, ông Thản đã được các cơ quan chức năng của tỉnh Hà Tây (cũ) cho phép thực hiện dự án xây dựng Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng với diện tích 20,6ha trên địa bàn hai xã Phú Sơn, Vật Lại thuộc huyện Ba Vì. Bỏ ra trên 20 tỷ đồng vốn đầu tư cho chuyện đó vào thời điểm ấy, nhiều người cho rằng, ông Thản là người “không bình thường”, hay thích chơi trội cho nổi danh, hoặc chí ít cũng là nhằm những mục đích khác chứ ai lại đi kinh doanh trong việc xây công viên cho… người chết bao giờ. Khác hẳn với những điều đồn đoán đó, đây thực sự là một ý tưởng kinh doanh táo bạo, đi trước, đón đầu thời cuộc. Ông Thản tâm sự: “Những lần đi đám hiếu, chia tay người thân của mình về thế giới bên kia, tôi đều thấy các nghĩa trang của chúng ta sao cô quạnh, lạnh lẽo thế. Sau này, khi có điều kiện kinh tế, người ta lại đua nhau xây mộ cho người chết, đủ kiểu cách và tốn kém. Từ đó không ít những “thành phố nghĩa trang” mọc lên rất lộn xộn, không có quy hoạch. Làm như vậy, có thể “nhà cửa” của cha mẹ, ông bà của họ có đàng hoàng, tươm tất hơn, song làm sao đã hết sự lãnh lẽo cho người sống yên lòng?”. Nung nấu một thời gian dài, tới năm 2003 dự án xây dựng Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng của ông đã ra đời.

Có một điều lạ là lâu nay, nhiều dự án khi triển khai thực hiện khâu giải phóng mặt bằng thường gặp khó khăn, khiếu kiện. Thế nhưng dự án này của ông Nguyễn Mạnh Thản được người dân đồng tình, ủng hộ, không xảy ra kiện cáo trong đền bù của doanh nghiệp, chính quyền địa phương cũng không phải tổ chức cưỡng chế. Ông Thản chia sẻ: “Tôi đã mất hàng năm trời đi tìm đất cho dự án và cuối cùng đã chọn đồi Gàm, nơi mà người dân chả trồng được cây gì, chỉ có một ít bạch đàn mọc ở đó. Nói cách khác là đất ít có hiệu quả kinh tế để tránh việc mình lấy vào đất “bờ xôi ruộng mật” của bà con. Nếu làm như thế, được việc của mình nhưng còn cuộc sống của người dân. Liệu những người đã khuất có thể yên lòng khi chứng kiến nỗi gian truân, cực nhọc mà người sống phải gánh chịu khi nhường đất cho họ…”

Và rồi, đúng một năm sau, năm 2004, Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng chính thức đi vào hoạt động với địa thế đồi núi và cảnh quan được bố trí đẹp, hợp lý, có dịch vụ chu đáo. Có thể coi đây là việc “đi tắt đón đầu” của một doanh nhân nhạy bén vì chỉ vài năm sau đó, ngày 25-3-2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/NĐ-CP về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang – đây là ghi nhận của nhà nước đối với mô hình kinh tế mà doanh nghiệp của ông đã thực hiện. Công viên Vĩnh Hằng đã được mở rộng lần thứ 2 năm 2010 để đáp ứng nhu cầu của Thủ đô. Công ty cổ phần Ao Vua đang đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng nhà hỏa táng 6 lò đốt, tổng mức đầu tư khoảng 80 tỷ đồng với hình thức xã hội hóa 100%. Dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2014, sẽ giảm áp lực đáng kể cho Đài hóa thân Hoàn Vũ của Nghĩa trang Văn Điển.

Công Viên Vinh Hằng

Đến cái tâm của một doanh nhân thành đạt

Nhìn vào bảng biểu thống kê tổng doanh thu của doanh nghiệp do ông Nguyễn Mạnh Thản phụ trách, trong 10 năm qua con số đã tăng lên hơn 15 lần, so với ban đầu. Niềm vui khi thành công trong kinh doanh của ông là điều ai cũng thấy. Song, niềm vui của ông trong cách tiêu tiền thì không phải ai cũng biết. 2/3 số tiền từ tổng doanh thu ông dành cho việc đầu tư đổi mới và phát triển để những dự án của ông luôn có “sức hút” riêng và không bị cũ. Cụ thể, năm 2013 con số đó là 196 tỷ đồng; gần 10 tỷ đồng nộp ngân sách nhà nước và trên 1,3 tỷ đồng cho việc thực hiện các hoạt động từ thiện, xã hội. Ông cho rằng, niềm vui trong tiêu tiền là làm được việc tốt cho đời, cho người. Bản thân ông cùng công ty thường xuyên bằng nhiều hình thức tham gia các hoạt động tình nghĩa, ủng hộ các quỹ từ thiện hay hỗ trợ tạo cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động cho các tổ chức đoàn thể và chính quyền địa phương quanh vùng trị giá mỗi năm hàng tỷ đồng. Trong 10 năm qua, Ao Vua đã dành gần chục tỷ đồng để làm từ thiện, xã hội. Riêng năm 2014, ngoài những nội dung tham gia như hằng năm, công ty của ông đã chi 6 tỷ đồng để thành lập hai ngân hàng bò do Hội chữ thập đỏ tỉnh Phú Thọ và Hội nông dân huyện Ba Vì, Hà Nội làm ban chỉ đạo. Mỗi ngân hàng gồm 250 con bò trị giá 3 tỷ đồng. Số tiền trên công ty giúp các hộ nghèo vay không tính lãi để phát triển chăn nuôi bò sinh sản có chu kỳ vay là 36 tháng. Hết chu kỳ lại chuyển vốn đó cho các hộ khác vay.

Ông Nguyễn Mạnh Thản tâm sự rằng: “Thật vui nhất khi ký tăng lương, hoặc duyệt tiền thưởng cho người lao động. Như vậy là mình làm ăn tốt và như vậy là có nhiều người tin tưởng, đồng hành cùng với mình”. Còn chuyện đi làm công tác xã hội và từ thiện, ông Thản cho rằng, có những điều cần phải nhớ, ấy là sự giúp đỡ của nhiều người đối với mình trong lúc cơ hàn mà sau này mình không có điều kiện gặp lại, vì vậy có giúp đỡ được ai cũng là sự trả ơn với cuộc đời. Về điều cần quên, ông bảo, đó là những người “chơi xấu” mình; đừng bao giờ để bụng hoặc lấn cấn, vì thế trước tiên là khổ cho mình.  Và như vậy, trên con đường đã lựa chọn, ông cũng đã từng gặp trắc trở, thậm chí là gánh hậu quả từ những chuyện không vui vì có người không hiểu vô tình hay hữu ý tạo ra. Nhưng như ông đúc kết, “Nhân vô thập toàn”, đâu có gì lạ, quan trọng là bản thân phải tâm huyết với công việc, sống tốt với đời và hành động theo lẽ phải, hợp với lợi ích của số đông…

Không chỉ là chủ của công viên Vĩnh Hằng nổi tiếng, ông Nguyễn Mạnh Thản còn sở hữu 3 khu du lịch:Khu du lịch Ao Vua, khu du lịch Đầm Long tại huyện Ba Vì; khu du lịch Đảo Ngọc Xanh tại huyện Thanh Thủy – Phú Thọ nơi có nguồn khoáng nóng dồi dào. Điều đáng nói cả 3 khu du lịch đều là khu đồi núi trọc, đầm lầy hoang hóa và bãi bồi cát trắng…người dân “bó tay” không trồng được cây, con gì thì dưới bàn tay, khối óc của ông đều trở thành khu du lịch trọng điểm.

– Dịp kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng Thủ đô ông là cá nhân duy nhất cùng với 3 tập thể được thành phố Hà Nội đề nghị Trung ương xét tặng danh hiệu “Anh hùng lao động”.

Ao Vua